Hay như vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đức, khu phố Tân Trà 2, phường Tân Bình, khi làm thủ tục cho con tài sản thì mới biết còn thiếu giấy đăng ký kết hôn. Sau khi đến bộ phận một cửa của phường để đăng ký, ông bà được hẹn 1 ngày sau lên nhận kết quả.
Hình ảnh nhận giấy chứng nhận kết hôn được ông Đức lưu lại và đăng lên mạng xã hội nhận được rất nhiều lời chúc mừng của bạn bè, con cháu… Những việc làm thân tình, gần gũi như thế xuất phát từ mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” mà phường Tân Bình đang thực hiện thời gian qua đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân.
Trao giấy chứng nhận kết hôn; giấy khai sinh; thư chia buồn đến gia đình công dân có người thân qua đời; thư xin lỗi về những khuyết điểm, tồn tại của chính quyền làm ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp; thư cảm ơn về những đóng góp của người dân đối với sự phát triển của phường… là những nội dung phường Tân Bình triển khai xây dựng chính quyền thân thiện.
Tại bộ phận một cửa của phường, một ngày tiếp nhận hàng trăm hồ sơ của người dân ở mọi lĩnh vực vừa trực tuyến và trực tiếp. Điều đáng nói, tất cả người dân, doanh nghiệp đều được tiếp đón và hướng dẫn nhiệt tình, hồ sơ giải quyết đúng quy định với quy trình nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Là đơn vị được chọn làm điểm xây dựng mô hình chính quyền thân thiện của thành phố Đồng Xoài, phường Tân Bình đã bố trí cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tại bộ phận một cửa để phục vụ nhân dân tốt nhất. Hệ thống điều hòa, bàn ghế, nước uống, camera giám sát, wifi miễn phí, công khai số điện thoại của lãnh đạo phường và cả mã QR đặt trên bàn để người dân đánh giá mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức khi đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phường. Qua đó đã góp phần tạo dựng mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, sự tin cậy, chia sẻ giữa chính quyền và nhân dân.
Ông Mai Thành Quang, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Bình cho biết: Xác định một lời chúc, một nụ cười, thái độ thân thiện của cán bộ, công chức sẽ làm vui lòng người dân khi đến cơ quan công quyền, vì vậy mỗi cán bộ, công chức đề cao vai trò trách nhiệm trong từng việc làm, văn minh trong ứng xử với người dân.
Chính lề lối, cách thức làm việc đổi mới theo hướng đơn giản, nhanh chóng và nhẹ nhàng, người dân đến giải quyết công việc được cán bộ, công chức hỗ trợ, hướng dẫn, giải thích tận tình và chu đáo mà hiệu quả giải quyết công việc được nhanh, thuận tiện hơn.
Xây dựng nền hành chính phục vụ
Trong CCHC thì sự hài lòng của người dân là thước đo quan trọng nhất để đánh giá kết quả thực hiện. Vì vậy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai các nhiệm vụ CCHC nhà nước, trong đó xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” phù hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương, kết hợp nhiều mô hình để thực hiện CCHC một cách tốt nhất, đem lại sự hài lòng cao nhất cho người dân.
Thị xã Phước Long chú trọng nâng cao chất lượng CCHC thông qua các mô hình chính quyền thân thiện với khẩu hiệu treo ở bộ phận một cửa luôn nhắc nhở cán bộ, công chức thực hiện tốt “4 xin” là xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; “4 luôn” là luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
Anh Lê Văn Kiên, nhân viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phước Long chia sẻ: “Trong CCHC thì sự hài lòng của người dân là thước đo quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện của địa phương. Vì vậy, thời gian qua thị xã đã kết hợp nhiều mô hình để thực hiện CCHC một cách tốt nhất, đem lại sự hài lòng cao nhất cho người dân, tạo sự gần gũi giữa người dân và công chức giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa”.
Còn việc xây dựng chính quyền thân thiện ở UBND phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài thể hiện qua việc thay đổi lề lối, tác phong trong giao tiếp, ứng xử và giải quyết công việc của công chức bộ phận một cửa. Người dân đến giải quyết công việc được hỗ trợ, hướng dẫn tận tình, nhanh gọn.
Đặc biệt, thông qua mô hình “Ngày thứ Sáu không hẹn qua tuần” đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Chị Nguyễn Thị Khánh, khu phố 3, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài bày tỏ: “Tôi rất hài lòng vì TTHC giải quyết linh hoạt, có những hồ sơ đủ thủ tục giải quyết luôn trong ngày. Nụ cười và thái độ niềm nở của cán bộ, công chức đã tạo thiện cảm, xóa đi tâm lý e ngại của người dân khi đến cơ quan công quyền”.
Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Xây dựng chính quyền thân thiện, sở cũng đã liên tục có những cải tiến, đổi mới trong khâu giải quyết TTHC theo hướng đơn giản, nhanh gọn, áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin nhằm giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Tinh thần, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở những bộ phận thường xuyên tiếp xúc với người dân có chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ.
Mô hình “Chính quyền thân thiện” mà Bình Phước triển khai đã và đang tạo chuyển biến mạnh mẽ trong CCHC. Trong đó, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, nhiệt tình, trách nhiệm; môi trường công sở văn minh; cách thức làm việc đổi mới theo hướng đơn giản, nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.
Điều này thể hiện qua kết quả chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2023) vừa công bố, Bình Phước đạt 88,01% (tăng 3,54% so với năm 2022), đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố, tăng 18 bậc so với năm 2022.
Thông qua việc đánh giá chỉ số CCHC sẽ giúp các đơn vị, địa phương phân tích, so sánh và xác định rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong từng nội dung, nhiệm vụ CCHC để có giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này.
TheoNgân Hà Báo Bình Phước
" alt=""/>Bình Phước: Chính quyền thân thiện, kiến tạo từ chuyển đổi sốTrong đó, câu chuyện chính của phim lấy cảm hứng từ chính gia đình Minh Dự. "Tôi đã thấy nhiều người phải bán nhà, không còn người thân bên cạnh. Tôi luôn tự hỏi với mỗi người, Tết là gì, phải chăng là chậu mai, bao lì xì, quần áo mới...? Với tôi, Tết phải là người thân, còn người thân là còn Tết", anh tâm sự.
Kim Xuân - Minh Dự tiếp tục vào vai bà - cháu, đại diện cho thế hệ xưa và nay, quá khứ và hiện tại, gửi gắm thông điệp: "Người già là lý do để người trẻ gặp nhau".
Bên cạnh các cảnh tâm lý, xúc động, phim ngắn Tết còn nhiều miếng hài súc tích, duyên dáng để người xem giải trí, xả stress.
Trong phim, Minh Dự biến hóa với vai Tí - người cháu trai hiểu chuyện, lễ phép đồng thời một người trẻ hiện đại, có suy nghĩ riêng. Anh cũng sắp xếp 1 tình huống tái hiện nhân vật Bảy Súc từng ghi dấu ấn trong web drama Gia đình cục súc.
Diễn viên muốn ngoài thế mạnh diễn hài còn chinh phục người xem bởi các phân đoạn lấy nước mắt. Phân cảnh anh đút cơm cho bà bên bờ sông là điểm nhấn cảm xúc của phim.
Minh Dự đang tâm huyết cho phim ảnh với vai trò biên kịch. Năm 2023, anh phải dừng viết sách để dồn sức chỉnh sửa, hoàn thiện kịch bản. Anh áp lực khi thực hiện Chuyện nhà Tí 3 - Còn Tếttrong thời gian ngắn.
“Trước ngày quay 1 tuần, tôi từng nhắn tin quản lý nói muốn ngừng quay vì áp lực quá lớn. Cuối cùng, tôi động viên mình phải làm để có một tác phẩm chỉn chu, ý nghĩa gửi đến khán giả dịp Tết", diễn viên cho hay.
Minh Dự đầu tư mạnh tay vào phần nhìn, mời đạo diễn hình ảnh chuyên phim điện ảnh để đạt chất lượng như mong muốn.
Trong tương lai, anh muốn phát triển mảng phim ngắn cũng như thử sức với phim chiếu mạng có thời lượng tương đương phim điện ảnh.
Sản phẩm chạy một mô hình deep learning (học sâu - PV) trên trình duyệt để nhận dạng và ngăn chặn hiển thị 15 loại nội dung độc hại với trẻ em, gồm cả nội dung bạo lực đẫm máu. Sản phẩm được cung cấp dưới dạng tiện ích mở rộng trên các trình duyệt phổ biến như Google Chrome, Microsoft Edge, Firefox và Safari.
Theo BBFC - Cơ quan quản lý nội dung truyền thông độc lập và phi lợi nhuận về hệ thống phân loại nội dung, phim, game đáng tin cậy ở Vương quốc Anh, giai đoạn dưới 10 tuổi là giai đoạn trẻ tiếp xúc và khám phá với thế giới bên ngoài, do đó trẻ rất dễ bắt chước và bị tác động bởi tác nhân tiêu cực. Các nội dung không phù hợp như hình ảnh tai nạn, máu me, ngược đãi động vật, bạo lực... có thể khiến trẻ bị ám ảnh về sau.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Bình, đồng sáng lập, CEO CyberPurify, việc xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em bằng cách theo dõi trẻ làm gì, xem gì cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến tính cách, tinh thần và khả năng phát triển của chúng.
Trước đây, phụ huynh đối mặt với việc để bọn trẻ sử dụng máy tính bất chấp sự nguy hiểm đến từ không gian mạng hoặc xâm phạm nghiêm trọng không gian cá nhân riêng tư của trẻ khi sử dụng các phần mềm bảo mẫu truyền thống.
Cũng vì thế, CyberPurify tập trung vào việc xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ AI cho phép nhận dạng và phân loại những nội dung độc hại; định nghĩa lại khái niệm về sự an toàn cho trẻ em bằng cách thay thế sự theo dõi kiểm soát bằng sự bảo vệ chủ động của AI trong việc nhận dạng theo thời gian thực ngay khi nội dung chưa hiển thị.
“Việc này giống như bạn đã trao cho mỗi đứa trẻ một người bảo vệ trung thành tận tụy, lại không phán xét hay soi mói đời tư, nó sẽ là một người bạn đồng hành thật sự với mỗi đứa trẻ trong hành trình khám phá tri thức trên Internet”, ông Nguyễn Hữu Bình chia sẻ.
CyberPurify Kids liên tục “tự học” để thông minh hơn
Theo nhóm phát triển, việc sử dụng CyberPurify Kids khá đơn giản, phụ huynh chỉ cần nhấn nút cài đặt CyberPurify Kids trong kho tiện ích mở rộng của các trình duyệt.
Mỗi khi đứa trẻ truy cập Internet trên trình duyệt, CyberPurify sẽ tự động phân tích các nội dung đang hiển thị, che mờ nếu phát hiện chúng độc hại hoặc gửi báo cáo đến phụ huynh khi phát hiện trẻ tìm hiểu về ma túy, dược phẩm. Khi đứa trẻ tìm cách gỡ bỏ bộ lọc này, phụ huynh cũng nhận được thông báo.
![]() |
Ông Nguyễn Hữu Bình, đồng sáng lập và cũng là CEO CyberPurify. |
Ông Nguyễn Hữu Bình cho biết, ngoài các vấn đề về kỹ thuật như phải dùng thiết bị đặc biệt để huấn luyện mô hình AI với hàng chục triệu dữ liệu đầu vào, vấn đề lớn nhất vẫn là việc thu thập và phân loại để xây dựng dữ liệu cho AI.
Dù chỉ là một startup với 10 nhân sự nhưng đến nay, tập dữ liệu dữ liệu về các hình ảnh kinh dị và bạo lực được CyberPurify thu thập đã lên tới khoảng 1 triệu data.
“Hàng ngày chúng tôi phải thu thập hàng chục nghìn hình ảnh độc hại, ví dụ như cảnh máu me , tai nạn, kinh dị, xác chết... Việc nhìn những hình ảnh này có thể gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người tham gia thu thập dữ liệu. Vì thế, CyberPurify không thuê ngoài được mà đều phải tự làm việc này liên tục trong nhiều tháng”, ông Nguyễn Hữu Bình bộc bạch.
Ngoài ra, trước đây CyberPurify cung cấp dịch vụ B2B dưới dạng phần cứng và phần mềm chuyên dụng với khách hàng là những doanh nghiệp cung cấp nội dung số hoặc platform sử dụng như một công cụ thay thế con người để kiểm duyệt tự động những nội dung do người dùng tạo ra; hiện xử lý trên 10 triệu nội dung hình ảnh và video mỗi ngày, tương đương với sức lao động của 20.000 người.
Với sự phát triển của 5G, smartphone và các mạng xã hội, thế giới hiện có 4,66 tỷ người dùng Internet, trung bình mỗi người tạo ra tới 1,7 GB dữ liệu mỗi ngày, tương đương 2.000 bức ảnh hoặc 150 video và ngày càng tăng cao trong tương lai, dẫn đến lượng nội dung cần được kiểm duyệt trước khi tiếp cận trẻ em ngày càng lớn.
"Đây là cơ hội để CyberPurify lấn sân sang cung cấp sản phẩm đến người dùng cuối, bắt đầu với phiên bản Kids trên trình duyệt. Điểm đặc biệt của CyberPurify Kids là bản thân nó cũng như một đứa trẻ, liên tục tự học thêm những nội dung độc hại được phát hiện mỗi ngày để trở nên thông minh hơn, ngăn chặn triệt để hơn về sau”, ông Nguyễn Hữu Bình nhấn mạnh.
Vân Anh
Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam,“ông Tây” Robert Thorwath đã phát minh ra một loại khóa đặc biệt để giải 'nỗi đau' của những người đi xe máy.
" alt=""/>Sử dụng trí tuệ nhân tạo lọc nội dung độc hại với trẻ em trên Internet